Lạm phát định giá tài sản

Lạm phát giá tài sản là một hiện tượng kinh tế, theo đó, giá tài sản tăng và bị lạm phát. Một lý do phổ biến khiến giá tài sản cao hơn là lãi suất thấp.[1] Khi lãi suất thấp, các nhà đầu tư và người gửi không thể kiếm được lợi nhuận dễ dàng bằng cách sử dụng các phương pháp rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ hoặc tài khoản tiết kiệm. Để vẫn nhận được lợi nhuận từ tiền của chính họ, các nhà đầu tư phải mua các tài sản khác như cổ phiếu và bất động sản, từ đó đấu thầu giá và tạo ra lạm phát giá tài sản.Khi nói về lạm phát, mọi người thường đề cập đến hàng hóa và dịch vụ thông thường được theo dõi bởi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số này không bao gồm tài sản tài chinhtài sản vốn. Không nên nhầm lẫn lạm phát tài sản tài chính với lạm phát hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, vì giá cả trong hai loại thường không liên kết với nhau.Ví dụ cho các tài sản điển hình là cổ phiếutrái phiếu (và các công cụ phái sinh của chúng), cũng như bất động sản, vàng và các hàng hóa vốn khác. Chúng cũng có thể bao gồm các tài sản đầu tư thay thế như mỹ thuật, đồng hồ xa xỉ, tiền điện tử và vốn đầu tư mạo hiểm.